Hướng dẫn chi tiết các bước viết Blog cho người mới

Bắt đầu viết blog gồm các nội dung sau:

Chọn một thị trường ngách

Chuẩn bị tên Miền và giao diện Blog

Nội dung, nguyên lý và bố cục bài viết

Trình bày văn bản và duyệt bản thảo

Không bao giờ được copy/paste (đạo văn) từ các trang khác

Xu hướng kiếm tiền từ Blog đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết và nó hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2022, khi các quốc gia tăng cường quản lý chặt các mạng xã hội, các hoạt động quảng cáo, trong khi khoa học công nghệ đã phát triển đến đỉnh cao của nó. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn viết Blog cho người mới và những nền tảng kỹ thuật không thể bỏ qua khi bắt đầu viết Blog kiếm tiền. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn 05 bước để bắt đầu viết Blog cho người mới

1- Chọn một thị trường ngách

Thị trường ngách là một thị trường nhỏ hơn được phát triển từ thị trường lớn. Trong mỗi ngành hay lĩnh vực, có nhiều thị trường ngách. Nói một cách đơn giản thì thị trường ngách là thị trường nhỏ (hẹp) đã từng hoặc chưa được khai phá, nhưng chứa đầy tiềm năng để có thể kinh doanh.

Ví dụ như: trong thời trang chúng ta chọn một xu hướng thời trang công sở chẳng hạn hoặc thời trang dành cho du lịch; trong ẩm thực, cũng tập trung vào khâu chế biến hoặc lựa chọn các món ăn khi đi du lịch ở đâu đó.

Chọn thị trường ngách có ưu điểm là, chúng ta có thể viết sâu vào nội dung mà những người quan tâm đến nội dung ấy, người ta sẽ rất ấn tượng và muốn trao đổi với chúng ta hoặc chờ các bài viết tiếp theo của chúng ta; hoặc có thể tải về và giới thiệu cho bạn bè đọc nó. Khi có ít người tham gia viết bài nên chúng ta rất dễ SEO nó lên top của google vì chẳng phải cạnh tranh nhiều. Nhưng bạn cũng đừng coi thường thị trường ngách vì nói về vấn đề này có cả một chuyên đề hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh thị trường ngách. Vì nếu khai thác đúng, nó sẽ mang lại kết quả rất bất ngờ. Do vậy, đứng nghĩ “ngách” là nhỏ.

Viết Blog không giống như viết báo, hoặc các dòng trạng thái trên Facebook, bạn không thể viết một mớ hỗn độn, vì như thế chắc chắn sẽ không ai đọc và theo dõi bạn cả; hoặc nếu có thì chỉ vài lần sau họ sẽ không quay lại nữa. Vì nếu xét về tính thời sự thì không ai đọc Blog, mà người ta sẽ đọc báo; nếu viết về quá nhiều chủ đề, thì nó sẽ không sâu. Do vậy, viết Blog thông thường bạn chỉ nên viết về một hoặc hai chủ đề yêu thích và tập trung cho nó để nghiên cứu chuyên sâu và đạt hiệu quả.

Cho nên, đừng vội viết về mọi thứ hỗn độn, nó khiến độc giả bị rối và dẫn đến rời bỏ blog của bạn, tức là website không còn traffic.

Độc giả cần biết chính xác blog của bạn có nội dung đặc thù mà họ cần. Đó là điều khiến họ chia sẽ bài viết của bạn – nó sẽ tăng thêm traffic cho website!

Một thị trường ngách sẽ tạo ra Blog kiếm tiền nhanh hơn, dễ hơn.

Nếu chưa rõ, bạn hãy tham khảo một số gợi ý:

+ Chọn một chủ đề bạn yêu thích.

+ Chọn một chủ đề theo xu hướng tìm kiếm của người dùng trên google (Trend).

+ Đảm bảo đủ nguồn dữ liệu nghiên cứu và viết sau này; đủ lượng người đọc theo dõi bạn. Tức là đừng chọn chủ đề mà quá ít người quan tâm nhé.

+ Tạo ra một phong cách và giọng điệu mà độc giả yêu thích.

Nhưng cũng lưu ý khi chọn thị trường ngách: nó có khả năng mở rộng không? Lượng độc giả quan tâm đủ sâu không? Triển vọng phát triển có tốt không? Tiềm năng về nguyên liệu viết bài có phong phú không?…

2- Chuẩn bị tên miền và giao diện Blog

Tên miền và blog bản chất của nó chính là một website; Blog chính là tên viết tắt của từ weblog, một dạng của nhật ký trực tuyến. Tên miền bạn chọn cần lưu ý mấy điểm sau:

+ Phải dễ nhớ;

+ Ngắn gọn, dễ đọc;

+ Đúng mục tiêu: gợi ý về chủ đề mình viết;

+ Viết tắt của một cụm từ;

+ Nhiều người đặt thẳng tên mình;

+ Nếu có thể thì chọn tên miền độc, mà người ta có thể nhớ ngay.

Tên miền làm SEO cũng là một yếu tố bạn cần cân nhắc, nó góp phần làm tăng thứ hạng nếu tên miền được lựa chọn theo chủ đề.

Về Weblog: chưa bao giờ tạo một trang Blog lại dễ dàng như ngày nay. Đa số các Blogger thường chọn nền tảng của WordPress để viết Blog nên trong phạm vi bài viết này tôi sẽ giới thiệu nền tảng này. Lý do vì: chỉ nền tảng này mới hướng dẫn bạn tự làm được, còn nền tảng khác thì bạn chuẩn bị tiền để đi thuê các lập trình viên nhé. Hơn nữa hiện nay WordPress chiếm đến hơn 35% các công ty sử dụng làm web và blog trên thế giới.

Thiết kế của WordPress theo từng khối, nó giống như bạn tải các phần mềm ứng dụng trên điện thoại apple hay androi. Cho dù bạn được hỗ trợ của bộ phận kỹ thuật làm giúp một trang weblog, thì sau này bạn vẫn có thể thay đổi giao diện của nó khi bạn đã quen với nó rồi hoặc thay đổi các thành phần cấu trúc bên trong mà không sợ mất dữ liệu. Nếu bạn là người thích mày mò khám phá, bạn cũng chỉ cần tối đa không quá một tuần là có thể thành thao lập một Blog mới.

Để được hỗ trợ về kỹ thuật, bạn đọc thêm bài viết: hỗ trợ miễn phí viết Blog cá nhân cho người mới.

WordPress cũng hỗ trợ bạn tạo tên miền và Blog miễn phí, nhưng nếu như bạn có ý định kiếm tiền thì tôi khuyên bạn nên bỏ phí ra mua một tên miền và hosting. Lý do: nền tảng miễn phí hạn chế nhiều cài đặt của bạn và bạn cũng không thể SEO từ khóa được.

Thuê Hosting thì đơn giản hơn, bạn đọc thêm bài: Blog là gì?

3- Chỉ dẫn viết nội dung, nguyên lý và bố cục trình bày

– Ở phần này chúng ta sẽ quan tâm đến những vấn đề:

Một bài viết có lưu lượng bao nhiêu từ là đủ?

Bài viết có nội dung chuẩn SEO

Có cấu trúc và nội dung thu hút người đọc

Thông thường một bài viết có lượng từ khóa 1.200 đến 1.500 từ là đủ. Bạn nên viết các bài không quá ngắn và không quá dài để phục vụ các chủ đề yêu thích của mình. Tuy vậy, thực tế người ta không cố định ở lưu lượng từ khóa nêu trên. Trong một số trường hợp, bạn có thể kết hợp các bài viết ngắn và bài viết dài theo các cấu trúc và chủ đề lớn nhỏ khác nhau để phục vụ cho việc SEO từ khóa. Việc linh hoạt kết hợp các bài viết ngắn & dài dựa trên insight từ người dùng khi thực hiện tìm kiếm bằng một từ khoá nào đó sẽ giúp Blog có hiệu quả tốt hơn về SEO & bước đầu xây dựng mức độ authority trong ngách.

Bài viết có nội dung chuẩn SEO bao gồm các từ khóa chuẩn SEO ở các hạng mục: tiêu đề bài viết, câu hoặc từ chủ điểm/trung tâm, từ khóa ngắn hoặc từ khóa dài.

Từ khóa theo xu hướng tìm kiếm

          + Tiêu đề bài viết: không trùng với bài viết khác, nó không quá ngắn hoặc quá dài và nếu được thì nó nên chứa các từ khóa theo Trend (xu hướng tìm kiếm). Tôi lấy ví dụ: Nếu ta viết chủ đề pha chế, từ trang google.com ta gõ cụm từ: “hướng dẫn pha chế”, thuật toán của google sẽ hiện ra hàng loạt các từ theo xu hướng người dùng hay tìm ở phía dưới.

          + Trong bài viết, bạn lưu ý kết hợp các từ khóa ngắn và từ khóa dài có nội dung SEO. Chỉ lưu ý các từ khóa dùng để SEO thôi, còn các câu khác bạn viết bình thường. Để làm được điều này, trước khi bạn định viết về một chủ đề, bạn hãy gõ trên google để có một danh sách các từ khóa và cố gắng đưa nó vào bài viết một cách tự nhiên, nhưng cũng đừng cố gò ép nhé, sẽ làm cho bài viết nó trở lên vô duyên. Để làm được điều này chính xác, trước khi viết bài bạn nên liệt kê ra một list các từ khóa theo danh sách này để sau đó chèn vào bài viết.

          + Kiểm tra thứ hạng ưu tiên của từ khóa: rất đơn giản, khi bạn gõ một từ khóa vào và google trả ra kết quả tìm kiếm, nó sẽ hiển thị số lượt tìm kiếm trong tháng. Bạn thấy chỉ số trên 500 lượt là có thể sử dụng để viết bài và SEO được rồi. Trong ví dụ này, kết quả tìm kiếm hiển thị là 34.100.000 kết quả.

          Nếu chưa rõ thế nào là SEO, bạn đọc tham khảo bài:

Hiểu về SEO để có quyết định đúng trong kinh doanh trực tuyến

+ Về nội dung bài viết, bạn cần lưu ý:

Khi Google hiển thị một kết quả tìm kiếm, thông thường nó sẽ hiển thị phần tiêu đề trước tiên, sau đó đến phần mô tả ngắn. Phần mô tả ngắn này chính là phần giải thích, làm rõ hơn cho tiêu đề. Tôi lấy ví dụ: khi tìm từ khóa

Cách làm tương ớt Mường Khương, bạn sẽ thấy phần mô tả ngắn nó hiện ở ngay bên dưới của phần kết quả. Để làm được điều này, bạn đọc thêm bài viết về: Một số kỹ thuật nâng cao trong viết nội dung trong Blog và SEO từ khóa.

Đây là một kỹ thuật nâng cao trong SEO, nên nếu bạn chưa biết đến việc chèn từ khóa như hình trên, bạn hãy đặt nó ở ngay đầu bài viết, tức là ở ngay phía dưới phần tiêu đề của bài viết ấy, bắt đầu của phần nội dung. Google khi không tìm thấy kết quả mô tả ngắn ấy, nó sẽ hiển thị các từ khóa ở vài dòng đầu tiên bài viết của bạn (những chữ màu đen bên hình tiếp theo ấy nhé).

+ Viết thành từng đoạn ngắn để tăng khả năng đọc: bạn thử hình dung một bài viết là cả một đoạn văn dài lê thê khiến cho người đọc thoát ra khi chưa đọc đến phần cuối. Vì vậy, bạn hãy cố gắng viết nhiều các đoạn ngắn, nó dễ có cảm tình hơn với độc giả ở chỗ dễ đọc và các thuật toán nó dễ quét hơn. Vì trong phần nội dung bài ấy, nó cũng chia thành từng khối nhỏ một để dễ quản lý văn bản của bạn. Do vậy, bạn nên viết mỗi đoạn dưới 150 từ là hợp lý.

+ Viết nhiều câu tiêu điểm hoặc tiêu đề phụ: Câu hoặc từ tiêu điểm phục vụ làm SEO rất tốt, hơn nữa nó cũng làm tăng khả năng đọc của độc giả. Có những người có thói quen đọc lướt, họ chú trọng vào câu đầu tiên và nếu nó thực sự thu hút họ, họ sẽ đọc kỹ phần bên trong. Trong ngữ pháp Việt Nam, cách viết này được gọi là lối hành văn “diễn dịch”. Tức là viết câu chủ đề của đoạn trước, sau đó các câu tiếp theo nhằm giải thích, phân tích làm rõ thêm.

+ Sao chép, copy bài viết từ các trang khác: tuyệt đối không được làm. Việc này quá phổ biến và mọi người thường xuyên mắc phải, nhưng nó lại tối quan trọng, nên tôi sẽ tách ra thành một mục riêng và phân tích kỹ để bạn tránh những sai lầm không đáng có.

4- Trình bày về kỹ thuật và chỉnh sửa hình thức khi viết bài

– Bạn nên quản lý các bài viết trên máy tính cá nhân: tức là bản thảo cần viết trên Word chẳng hạn. Việc này là cần thiết vì word sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn và bạn quen hơn khi soạn thảo và trình bày văn bản. Hơn nữa, cho dù an toàn đến đâu đi nữa, một ngày xấu trời có thể trang web của bạn vẫn có thể bị sập vì lý do nào đó, như virus, mã độc tấn công… như vậy bao nhiêu công sức của bạn có thể sẽ đổ sông đổ bể. Tất nhiên, khi trang web của bạn có giá trị, bạn cũng cần bổ sung các tiện ích Plugin để sao lưu dữ liệu định kỳ.

Sau khi trình bày và sửa lỗi xong bản thảo, bạn chỉ việc copy chúng lên trang đăng tin và sửa lại một số định dạng trước khi đăng bài.

– Rà soát lỗi chính tả: Đừng quên rà soát lỗi chính tả trước khi đăng bài. Bạn bỏ ra hàng tiếng để soạn thảo nhưng lại tiếc 10 phút đọc lại quả thật là không đáng. Người đọc cảm thấy khó chịu khi bài viết của bạn có nhiều lỗi chính tả, từ đó đánh giá sang chất lượng bài viết hoặc cho rằng bạn làm việc thiếu nghiêm túc và tôn trọng họ.

– Sử dụng giao diện Mobile: hiện nay đa số người dùng sẽ duyệt bài của bạn bằng smarphone. Do đó, bạn căn chỉnh nội dung vào giữa trang và nếu cần thì sau khi đăng bài, bạn kiểm tra lại bằng việc duyệt bài trên trình duyệt mobile để chỉnh sửa lại cho phù hợp.

– Cách hành văn: hãy tập trung vào lối trình bày trực quan, đơn giản, dễ đọc và vào thẳng vấn đề. Hết sức hạn chế lối trình bày dàn trải, giải thích lê thê hoặc cố tình viết cho dài ra. Những bài viết kém chất lượng và nghèo nàn nội dung sẽ hủy hoại trang web cho dù có làm SEO hoặc quảng cáo cách mấy thì nó cũng phí tiền của mà không mang lại lợi ích tích cực.

– Đừng quên cho thêm một vài bức ảnh: ảnh không có giá trị trong SEO từ khóa và nó khiến web lướt chậm hơn khi bạn tải trang viết. Tuy vậy, những bức ảnh chèn trong bài viết lại tạo hiệu ứng thu hút rất tốt và làm giảm áp lực của người đọc nhất là đối với những bài dài. Bạn nhớ kiểm tra dung lượng bức ảnh chèn vào bài viết chỉ khoảng trên 50kb đến 150kb vì nặng quá sẽ làm tốc độ tải trang và toàn bộ web sẽ bị chậm.

– Font chữ và cỡ chữ: Bạn sẽ bối rối nếu lần đầu viết bài. Trên web sẽ không hỗ trợ bạn font và cỡ chữ như trên word. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để quyết định lựa chọn font chữ mặc định hoặc cài thêm phần phụ trợ plugin. Mặc dù nó chỉ là thủ thuật khá đơn giản nhưng đáng tiếc tôi không thể hướng dẫn cụ thể ra đây vì mỗi theme (giao diện) bạn chọn cài hoặc plugin khác nhau sẽ có cách thực hiện khác nhau. Nên bạn phải tự điều chỉnh khi mở giao diện bài viết ra soạn thảo hoặc khi quyết định cài thêm một plugin về font chữ, bạn sẽ lên google tìm hiểu cách điều khiển nó cho hiệu quả. Một số bài viết về Plugin bạn có thể tham khảo tại chuyên đề: Blog và WordPress.

– Kêu gọi hành động (Call to action): Không bao giờ được quên khẩu hiệu này trong mọi bài viết. Nó nên ở cuối trang, kiểu như: hãy hành động để bảo vệ môi trường, hãy click chuột để lựa chọn một kỳ nghỉ lãng mạn, hãy share bài viết cho mọi người để cùng hành động…

+ Lên lịch viết bài: Đừng quên lên lịch viết bài nhé. Giống như bạn đang theo dõi một bộ phim hấp dẫn nhiều tập trên tivi, sau mỗi giờ chiếu bạn luôn ngóng trông đến ngày tiếp theo để được mãn nhãn với các tình huống tiếp theo. Viết bài cũng vậy, nếu đã dự kiến được chủ đề gì sẽ đăng ở phần kế tiếp, thì ở phần cuối trang bạn có thể viết một dòng như một câu hành động kiểu như: bài viết kỳ tới: 10 kỹ năng chuyên sâu cho Blogger viết bài chuẩn SEO. Tuy vậy, bạn phải nhớ lịch viết và đăng bài của mình. Bạn nên có kỷ luật chặt chẽ về điều này để tăng uy tín và lược khách hàng cho Blog của mình.

+ Liên kết trong và liên kết ngoài: Để tăng khả năng tương tác, bài viết của bạn cần phải có liên kết để tăng khả năng tìm kiếm trên google. Liên kết trong tức là trong bài viết bạn chèn link của một bài hoặc vài bài nào đó liên quan đến nội dung bạn đang trình bày. Cách làm là bạn bôi đen một cụm từ và bấm chuột phải, duyệt xuống và bấm vào dòng có chữ “Link”, một bảng hiện ra và bạn chỉ cần dán đường địa chỉ trên trang Blog của bạn vào mục “address”, bấm ok là xong cái vụ chèn link. Mỗi bài bạn nên chèn khoảng 03 – 05 link như vậy là được. Liên kết ngoài chính là bạn tạo ra các backlink liên kết đến trang khác một chiều hay hai chiều. Khi bạn đăng tải lên, có người share bài viết của bạn lên mạng xã hội hoặc tải về trang của họ, thì bài viết của bạn chứa link đã có ở trang bên kia (gọi là liên kết ngoài), nôm na là thế, còn chuẩn nghĩa của liên kết ngoài tức là trỏ đến domain khác.

+ Đừng quên gắn từ khóa trong thẻ Tag và Meta: đây thực chất là những từ khóa ngắn khoảng từ 2- 5 ký tự và cách nhau bởi những dấu phảy; nó là một trong nhưng công cụ tuyệt vời để làm SEO. Tùy từng ứng dụng cho phép bạn tạo các từ để gắn vào nhưng nếu được thì một bài viết nó vào khoảng 20 – 25 từ khóa. Bạn sẽ tìm thấy ô này thường thì ở cuối văn bản hoặc cũng có thể ở khu vực chỉnh sửa văn bản.

5- Không bao giờ copy/paste từ trang khác:

Nội dung này quá quan trọng nên tôi tách ra thành một mục riêng mà không đưa vào mục kỹ thuật trình bày hoặc nội dung văn bản. Bạn phải hết sức nhớ và không bao giờ được phép quên. Google cực kỳ ghét và ghét cay ghét đắng các hình thức đạo văn. Nên khi phát hiện bất kỳ một trang web nào cố tình đạo văn thì Goole sẽ thẳng thắn hất bạn ra khỏi top 100 tìm kiếm và bao nhiêu công sức của bạn coi như là đi tong. Google yêu thích sự độc đáo và sáng tạo, dòng đầu tiên của họ là “Sứ mệnh của công ty chúng tôi là tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”. Tóm lại, Google muốn cung cấp cho người dùng thông tin mà họ đang tìm kiếm, thông tin có giá trị đối với họ nên họ xây dựng bộ máy tìm kiếm với nhiều thuật toán khác nhau; đồng thời cũng nhằm xác định được một bài viết, webblog tập hợp nội dung cóp nhặt và đạo văn để loại bỏ.

Do đó, là một blogger, nhiệm vụ chính của chúng ta là xây dựng nội dung hữu ích nhất đến người dùng. Cùng với đó là tăng cường tính chuyên môn cao. Bạn bắt buộc phải tự viết ra nội dung của mình và đảm bảo rằng nội dung có độ thực chất 100%. Để website dính án phạt từ Google thì rất dễ. Nhưng khôi phục lại website với thứ hạng và lượng traffic như trước khi bị phạt thì cực kì khó khăn. Người làm blog, chủ website nếu trang web chúng ta biến mất khỏi công cụ tìm kiếm và hàng loạt thứ hạng từ khoá đều rớt đồng nghĩa bạn mất đi nguồn organic traffic từ Google & các nguồn thu nhập từ website cũng ngưng luôn tại đây.

Tuy vậy, cái gì cũng có giá của nó. Bạn vẫn có thể tổng hợp các bài viết để trở thành của mình. Bạn hãy đọc thêm bài viết: Các phương pháp tổng hợp thông tin để viết Blog hoặc Rèn luyện các kỹ năng nâng cao để hỗ trợ SEO khi viết Blog nhé.

Đọc thêm bài:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *